Tại Sao Chúng Ta Thường Sống Không Thuận Với Lòng Mình?"
Không hiểu rõ cảm xúc và giá trị của mình: Nếu không dành thời gian tự hỏi "Mình thực sự muốn gì?" hoặc "Điều này có ý nghĩa gì với mình?", chúng ta dễ bị dẫn dắt bởi ý kiến của người khác. Bị "không thuận với lòng mình" là kết quả của sự chồng chất giữa áp lực bên ngoài và xung đột nội tâm.
Thuận Lòng Với Mình: Hành Trình Tìm Lại Bình An Bên Trong
Trong nhịp sống hối hả bội, chúng ta thường bị cuốn vào vòng xoáy công việc, trách nhiệm gia đình và những áp lực xã hội. Làm sao để biết rằng chúng ta đang sống đúng với bản thân, đúng với mình?
Đó là câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta đặt ra khi dừng lại và nhìn lại hành trình của mình.
"Thuận lòng với mình" là gì?
Hiểu kiểu sách vở thì "Thuận lòng với mình"không đơn thuần chỉ là đáp ứng mọi mong đợi, hay thoát khỏi khó khăn một cách nhanh chóng. Đó là sự đồng điệu giữa suy nghĩ, cảm nhận và hành động của bản thân. Khi bạn thuận lòng với chính mình, bạn sẽ tự nhiên tốt lên về thể chất, tinh thần và quan hệ xung quanh.
Hiểu cách mô phỏng đơn giản thì "Thuận lòng với mình" là trạng thái bạn sống hòa hợp với chính bản thân, trong đó suy nghĩ, cảm xúc, và hành động của bạn đều đồng điệu và nhất quán. Điều này có nghĩa là bạn không chỉ nhận biết rõ ràng mong muốn và giá trị thực sự của mình mà còn hành động theo cách phản ánh điều đó một cách chân thật.
Khi bạn "thuận lòng với mình", bạn không cần phải giả vờ ổn khi bên trong cảm thấy không thoải mái. Ngược lại, bạn lắng nghe bản thân và giải quyết những bất đồng nội tâm, thay vì bỏ qua chúng.
Giả vờ "ổn" kéo năng lượng xuống như thế nào?
Khi bạn không sống thật với cảm xúc:
- Tạo áp lực vô hình: Bạn phải luôn kiểm soát cảm xúc để che giấu điều mình thực sự nghĩ.
- Mất sự tự nhiên: Việc gồng mình tạo ra trạng thái căng thẳng, khiến năng lượng giảm sút.
- Ảnh hưởng lâu dài đến tâm trạng: Tâm trạng sa sút kéo theo sự thiếu tập trung và mất đi sự sáng tạo.
Bên trong suy nghĩ và ngoài hành động phải đồng nhất
Nếu bên trong bạn cảm thấy một điều gì đó là sai, nhưng bên ngoài bạn lại cư xử như không có vấn đề, bạn đang tự tạo ra một sự xung đột nội tâm. Ví dụ: nếu bạn không hài lòng với công việc nhưng vẫn cố gắng tỏ ra "ổn" với nó, mỗi ngày đi làm trở thành một cuộc đấu tranh ngầm, khiến bạn tiêu tốn rất nhiều năng lượng tinh thần.
Ngược lại, khi bạn sống đúng với sự thật bên trong mình:
- Bạn hành động theo giá trị và mong muốn thực sự.
- Cảm xúc tích cực sẽ xuất hiện tự nhiên vì không có sự mâu thuẫn.
- Bạn cảm thấy nhẹ nhàng và tràn đầy năng lượng hơn.
Tăng năng lượng bằng sự đồng nhất giữa trong và ngoài, hãy tập trung vào:
- Lắng nghe cảm xúc thật: Dành thời gian tự hỏi mình đang thực sự cảm thấy thế nào.
- Thể hiện sự chân thành: Không cần nói dối hay che đậy cảm xúc, hãy chia sẻ một cách bình tĩnh và chân thật.
- Hành động phù hợp: Thay vì chiều theo kỳ vọng bên ngoài, hãy chọn hành động phản ánh đúng giá trị của bạn.
Dấu hiệu bạn chưa thuận lòng với mình
-
Liên tục cảm thấy mệt mỏi: Dù bạn có nghỉ ngơi, thì nỗi lo lắng vẫn đè nặng.
-
Thiếu mục đích rõ ràng: Bạn có thể đang làm việc, nhưng câu hỏi “Tại sao tôi làm điều này?” luôn quanh quẩn trong đầu.
-
Sự mâu thuẫn nội tâm: Khi quyết định, bạn thường không biết nên nghe theo trái tim hay lý trí.
TẠI SAO Chúng ta thường bị "không thuận với lòng mình"
Do nhiều nguyên nhân, và phần lớn bắt nguồn từ những áp lực bên ngoài, sự thiếu nhận thức nội tâm, hoặc nỗi sợ hãi bên trong. Dưới đây là một số lý do chính:
- Áp lực từ xã hội và kỳ vọng bên ngoài
- Thiếu kết nối với bản thân
- Nỗi sợ hãi và thiếu tự tin
- Sợ bị phán xét, hoặc đã từng bị phán xét nên trở nên im lặng và ngừng kết nối.
- Sợ thất bại.
- Sợ mất mát:
- Thói quen "giả vờ ổn"
- Bỏ qua cảm xúc:
- Chạy theo hình ảnh hoàn hảo:
- Thiếu kỹ năng hoặc công cụ để đối diện với cảm xúc
- Từng bị thao túng tâm lý, đánh tráo khái niệm
- Dễ bị tổn thương bởi những lời nói thiếu tế nhị, bị trách móc, so sánh, bị HẠ BỆ trong những khái niệm đúng sai.
Cách để thuận lòng với mình
- Hiểu rõ giá trị cá nhân: Xác định những giá trị quan trọng nhất đối với bạn, và hãy để mời quyết định của bạn phục vụ những giá trị đó.
- Học cách buông bỏ: Bạn không thể kiểm soát mọi thứ, nhưng bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cách phản ứng với nó.
- Thực hành lòng biết ơn đối với chính mình: Yêu thương bản thân bằng cách nhận diện điều bạn đã làm được và học từ những sai lầm.
- Tạo thói quen kiểm điểm: Dành thời gian mỗi ngày để suy nghĩ về những gì đã xảy ra, những điều bạn thấy hài lòng và những điều cần thay đổi.
- Tự tin là chính mình trong mọi bối cảnh sống, với mọi mối quan hệ
- Đừng để ai thao túng ĐỊNH NGHĨA của bạn về sai đúng.
- Ngừng, hoặc loại bỏ mối quan hệ cụ thể là những người đưa đến sự đến sự đánh giá, chê trách, chê bai, thiếu tôn trọng đối với bạn, dù đó là người trong gia đinh. Hoặc người yêu của bạn, bạn nên cân nhắc về việc tiếp tục với mối quan này.
Xem thêm